Chớ “coi thường” răng sữa!

Chớ “coi thường” răng sữa!

Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng răng sữa không quan trọng, vì dù sao nó cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này. Suy nghĩ này là không đúng và có khả năng dẫn tới những hệ lụy không đáng có.

alt

Quá trình phát triển của răng ở trẻ em:

Giai đoạn răng sữa: kéo dài từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên cho đến 5 tuổi. Những chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6 tháng tuổi và sẽ mọc đủ 20 chiếc trong vòng 18 tháng sau đó. Đây là giai đoạn trẻ lớn nhanh cùng với sự phát triển của bộ răng sữa.

Trẻ tăng cân và chiều cao khá nhanh ở giai đoạn này, nên chế độ dinh dưỡng phù hợp đặc biệt trong 2 năm đầu sẽ giúp trẻ có chiều cao tốt.

Nhiều phụ huynh thường nghĩ rằng răng sữa không quan trọng, vì dù sao nó cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau này. Suy nghĩ này là không đúng.  Nếu bạn cần có hàm răng đẹp để ăn uống, giao tiếp, thì trẻ cũng vậy. Sâu răng, đau răng, thiếu răng sữa làm cho trẻ không ăn được, gây biếng ăn, thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nếu trẻ chẳng may gặp tai nạn hoặc chấn thương ảnh hưởng đến răng miệng dù là rất nhẹ, bạn nên ghi nhớ điều này để nói với bác sĩ sau này. Đây là một tiền sử rất quan trọng để chẩn đoán răng vĩnh viễn mọc kẹt hoặc dị dạng do chấn thương của răng sữa.

Giai đoạn răng hỗn hợp: là giai đoạn 6-12 tuổi, có sự hiện diện của răng sữa và răng vĩnh viễn. Đây là giai đoạn sự phát triển của trẻ khá ổn định và đều đặn qua từng năm. Những răng vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc là răng cối lớn trong cùng (bác sĩ thường gọi là răng số 6), răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên.

Khoảng 9 tuổi đến 12 tuổi, trẻ bắt đầu mọc các răng còn lại: răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai (bác sĩ thường gọi là răng 3,4,5). Tất cả các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở tuổi 14, ngoại trừ các răng khôn, thường mọc ở khoảng 17 - 25 tuổi.

Mối liên hệ chặt chẽ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Nhiều phụ huynh cho rằng những chiếc răng sữa sâu không cần phải điều trị vì rồi nó sẽ rụng và thay thế bởi một răng mới. Nhưng đó thực sự là một hiểu lầm tai hại!

Răng sữa sẽ đóng vai trò giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Với trường hợp thiếu răng sữa bẩm sinh, sâu răng, sún răng hay mất răng sớm do chấn thương…, răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn sẽ di chuyển vào vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ chỗ để mọc, gây ra răng ngầm, mọc kẹt hoặc răng chen chúc.

Trước đó, tình trạng sâu răng, sún răng nếu không được điều trị sẽ gây đau nhức làm cho trẻ không ăn được, từ đó dẫn tới biếng ăn, thiếu chất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Và về lâu dài, sẽ gây ra những dị tật, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe toàn cơ thể.

Vì thế, ngoài việc đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ, chú ý vệ sinh răng miệng, điều trị răng sâu ngay thì cần thông báo với bác sĩ về các tai nạn hay chấn thương ảnh hưởng đến răng miệng (dù rất nhẹ) ở trẻ...Đây là một tiền sử rất quan trọng để chẩn đoán răng vĩnh viễn mọc kẹt hoặc dị dạng do chấn thương của răng sữa.

ĐẶT LỊCH KHÁM




* Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin phía trên.Trong trường hợp giờ hẹn khám của quý khách đã có người đặt trước chúng tôi sẽ chủ động liên lạc với quý khách.

Đặt khám thành công !

Cảm ơn bạn đã đặt khám.Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn để kiểm tra thông tin sớm nhất có thể !

Close this window