Tổng Hợp Cách Chăm Sóc Răng Miệng Cho Trẻ

Tổng Hợp Cách Chăm Sóc Răng Miệng Cho Trẻ

Ngày đăng tin: 19:01:33 - 10/12/2014 - Số lần xem: 1406
Dưới đây là tổng hợp những vấn đề các phụ huynh thường gặp phải khi chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ từ lúc nào?
Thời điểm răng nhô lên khỏi nướu (thường khi trẻ được 5-9 tháng tuổi) báo hiệu bạn nên bắt đầu việc giữ gìn vệ sinh răng và nướu cho trẻ.
 
Làm sạch răng và nướu trẻ bằng cách nào?
 
Dùng một miếng vải mềm và ẩm để làm sạch nướu. Khi trẻ đủ cứng cáp để dùng bàn chải đánh răng, hãy dùng loại bàn chải lông mềm và đầu bàn chải nhỏ. Có thể thay bàn chải thường xuyên (khoảng 3 tháng 1 lần) hoặc khi bàn chải đã có dấu hiệu bị tưa.
 
cham soc rang cho tre.jpg 
Để bé có một hàm răng khỏe - đẹp, cho trẻ tập đánh răng từ khi 2 tuổi
 
Có nên dùng kem đánh răng cho trẻ?
 
Khi trẻ được 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em và chỉ nên dùng một ít thôi. Kem đánh răng dành cho trẻ em có ít chất flour và đặc biệt bổ sung nhiều canxi hơn cho răng trẻ.
 
Khi nào nên đưa trẻ đến nha sĩ?
 
Thời gian thích hợp nhất là vào khoảng thôi nôi. Bạn nên cố gắng dẫn trẻ đi đến nha khoa trước khi trẻ được 3 tuổi. Trong lần khám đầu tiên, nha sĩ sẽ đánh giá vị trí hàm của trẻ, kiểm tra xem các răng có dấu hiệu bị sâu hay không. Sau đó hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất cho trẻ.
 
Phòng hiện tượng "sâu răng do bú bình" bằng cách nào?
 
Sâu răng do bú bìnhlà hiện tượng sâu răng (thường là răng cửa) bởi axit tấn công men răng. Tình trạng này xảy ra do tiếp xúc với chất lỏng nào đó (trừ nước) trong thời gian quá lâu. Thường xảy ra ở trẻ bú bình trong khi ngủ. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở những trẻ bú bình mà còn gặp phải ở trẻ bú mẹ quá lâu.
 
Để phòng ngừa sâu răng do bú bình, hãy làm những việc đơn giản sau:
 
- Chỉ cho trẻ bú bình hoặc bú mẹ khi đến bữa ăn và không cho trẻ bú trong khi ngủ.
 
- Tránh cho trẻ uống nước trái cây, nước ngọt và những loại nước uống có đường khác trong bình sữa.
 
- Dạy trẻ uống bằng ly hoặc bằng ống hút khi trẻ đã sẵn sàng (thường là khi trẻ được 1 tuổi).
 
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt và đánh răng thường xuyên.
 
Nên tránh những thực phẩm nào để giữ cho trẻ một hàm răng khỏe mạnh?
 
Tránh các thực phẩm có nhiều đường, nhất là thực phẩm có thể ngậm lâu trong miệng như các loại kẹo, nước ngọt và nước trái cây trong bình sữa. Kẹo dẻo có chứa vitamin C cũng đã được khuyến cáo là có hại cho răng. Một số loại thức ăn bổ dưỡng như trái cây khô cũng có nhiều đường. Vì thế, nên cho trẻ súc miệng sau khi ăn những thực phẩm này.
 
Thói quen ngậm tay có hại cho răng của trẻ hay không?
 
Chắc chắn rằng nếu thói quen này kéo dài sau giai đoạn sơ sinh có thể dẫn đến răng trẻ bị lệch, hô răng, và có thể làm biến đổi hàm trên của trẻ.
 
tre bi viem nuou.jpg 
 
Nguyên tắc cơ bản trong việc chăm sóc răng miệng của trẻ là gì?
 
Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi, ít axit và đường.
 
Ăn những món ăn vặt có nhiều dinh dưỡng như phô mai hay trái cây.
 
Uống nhiều nước.
 
Đánh răng nhẹ nhàng và kỹ với kem đánh răng có ít fluor từ lúc 2-7 tuổi.
 
Dùng bàn chải có lông mềm và đầu bàn chải nhỏ.
 
Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, tốt nhất là sau khi ăn sáng và ngay trước khi đi ngủ.
 
Khám răng định kỳ và đừng đợi cho đến khi răng có vấn đề.
 
Có nên bổ sung thêm chất fluor cho trẻ không?
 
Chất fluor rất tốt cho việc giữ gìn hàm răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, trước khi bổ sung chất flour cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ.
 
Dấu hiệu nào nhận biết trẻ đang mọc răng?
 
Nướu hơi sưng, đỏ và có thể u lên.
 
Bạn có thể thấy được một chút màu trắng của răng đang mọc ngay dưới nướu.
 
Trẻ hay bị chảy nước miếng, thích cắn hay ngậm đồ vật.
 
Trẻ dễ cáu kỉnh và có dấu hiệu bị đau.
 
Để giảm tình trạng khó chịu của trẻ, bạn có thể dùng paracetamol, loại gel không chứa atpirin, và cho trẻ nhai vòng ngậm lạnh.
 
Khi nào trẻ có thể tự đánh răng được?
 
Thông thường khi được 5 tuổi, trẻ sẽ tự đánh răng được. Tuy nhiên, bạn nên giúp và theo dõi trẻ cho đến khi trẻ được 7-8 tuổi.
 
Theo Gia đình Việt Nam

Các tin khác

ĐẶT LỊCH KHÁM




* Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin phía trên.Trong trường hợp giờ hẹn khám của quý khách đã có người đặt trước chúng tôi sẽ chủ động liên lạc với quý khách.

Đặt khám thành công !

Cảm ơn bạn đã đặt khám.Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn để kiểm tra thông tin sớm nhất có thể !

Close this window